5 NGÔN NGỮ CỦA TÌNH YÊU THƯƠNG

5 ngôn ngữ tình yêu dành cho trẻ em – The Five Love Langagues of Children

Tác giả cuốn sách – Gary Chapman muốn nhắn nhủ rằng “Hãy dạy trẻ cách cho đi và đón nhận bằng 5 ngôn ngữ tình yêu. Khi bạn tin vào tình yêu và làm tấm gương cho con cái, chúng ta sẽ được định hướng phát triển lành mạnh về thể chất và xuất sắc về tinh thần”

Dưới đây là các trích đoạn trong cuốn sách “5 ngôn ngữ tình yêu dành cho trẻ em” – Cuốn sách rất hữu ích cho các cha mẹ. 

1. Ngôn ngữ yêu thương thứ nhất: cử chỉ âu yếm

Dưới đây là một số gợi ý những cử chỉ mà bạn có thể áp dụng biết đâu con bạn sẽ thích thú với những cử chỉ mới mẻ này từ cha mẹ.

  • Khi chào hay tạm biệt con, bạn hãy âu yếm ôm con vào lòng. Nếu bé còn nhỏ, bạn nên ngồi xuống để ôm trọn con vào lòng.
  • Khi con ngủ, hãy cho con ôm một vật mềm mại, chẳng hạn như một con gấu bông hay chiếc chăn vải để con cảm thấy bình yên.
  • Nếu con bị căng thẳng, hãy vuốt nhẹ tóc con để con được thư giãn thoải mái.
  • Thường xuyên thăm dò ý kiến con để biết con có thích được ôm ấp hay không.
  • Ôm chặt và hôn con mỗi ngày khi con đi học về.
  • Vuốt nhẹ toc hay xoa lưng cho con khi con kể với bạn về những khó khăn chúng đã trải qua trong ngày.
  • Ngay sau khi phạt con, hãy ôm con vào lòng và giải thích để cn hiểu nguyên do bị phạt mà vẫn cảm nhạ được tình yêu của bạn.
  • Nằm bên con khi cả hai cùng xem tivi.
  • Khen ngợi và chúc mưng con khi con làm được điều tốt đẹp.
  • Mua cho con một món quà thể hiện tình yêu thương chẳng hạn như một con gấu bông, một cái gối mềm…
  • Chơi trò chọc léc với con nhưng hãy cẩn thận để trò chơi này không gây áp lực quá mức với con.
  • Cùng con chơi những môn thể thao hay trò chơi đòi hỏi sự va chạm thân thể. Những hoạt động này giúp bạn và con có thời gian gần gũi bên nhau.
  • Khi con còn bé, hãy đặt con trong lòng bạn và đọc truyện cho con nghe.
  • Cùng con múa hát để có cơ hội tiếp xúc với con như vỗ tay, xoay người và nhảy lên.
  • Hãy vỗ về con khi con bị bệnh.
  • Ôm hôn con dù con cho rằng mình đã lớn và không phù hợp với hành động âu yếm đó.

 

2. Ngôn ngữ yêu thương thứ hai: lời khen ngợi

Bạn có thể tham khảo thêm một số gợi ý dưới đây và lựa chọn cách thức thể hiện tình yêu bằng lời khen ngợi mà con bạn thích nhất.

  • Dán lên bàn ăn của con một mảnh giấy ghi những lời khen ngợi, yêu thương.
  • Hình thành thói quen tuyên dương những thành tích mà con đã đạt được, chẳng hạn “Mẹ rất thích cách cư xử tử tể của con đối với bạn Mai đó” hay “Thái độ thi đấu tích cực của con hôm nay thật đáng khen”.
  • Hỏi xem con bạn muốn làm nghề gì khi chúng trưởng thành. Sau đó, bạn hãy khuyến khích con theo đuổi ước mơ của chúng. Nếu con bạn nói “Con muốn sau này sẽ trở thành bác sỹ thú y”, bạn hãy nói “Mẹ tin rằng con sẽ là một bác sỹ thú y giỏi”.
  • Ghi lại những khoảnh khắc đặc biệt giữa bạn và con để con bạn hiểu được ý nghĩa của trẻ với bạn. Thậm chí tốt hơn bạn nên phát huy thói quen này khi bạn đưa con đi chơi, tổ chức sinh nhật và đi nghỉ.
  • Nếu có khả năng, bạn hãy vẽ một bức tranh thể hiện tình yêu thương đối với con.
  • Chụp hình con hay những tác phẩm của con. Sau đó, hãy lồng chúng vào khung hình xinh xắn và ghi lại những lời yêu thương để trẻ biết rằng bản thân trẻ và tác phẩm của trẻ có ý nghĩa đặc biệt với bạn.
  • Khi bạn vắng nhà, hãy viết những mảnh giấy nhỏ thể hiện tình yêu thương của bạn dành cho con, mỗi mảnh giấy tương ứng với mỗi ngày bạn xa nhà.
  • Gọi điện cho con bất cứ khi nào bạn nghĩ đến con, đơn giản chỉ để nói rằng “Mẹ yêu con”.
  • Đặt cho con một tên gọi trìu mến mà chỉ có bạn và con biết.
  • Hãy nói “Mẹ yêu con” vào mỗi tối bạn đắp chăn cho con trước khi con ngủ.
  • Đặt những tác phẩm do con bạn làm ra ở những vị trí đặc biệt đối với bạn như trên tủ lạnh, trong phòng làm việc hay cuốn sổ cá nhân của bạn.
  • Khi trẻ buồn bã hay thất vọng hãy nói với trẻ năm điều mà bạn tự hào về chúng.
  • Dán mảnh giấ có dòng chữ “Mẹ rất yêu con” lên hộp ngũ cốc, gương soi hay nơi nào đó con bạn dễ nhìn thấy nhất.
  • Lồng một bức hình của con bạn vào một khung hình thật đẹp và khoe nó với các thành viên trong gia đình hay bạn bè của bạn khi có mặt trẻ.
  • Tạo một cái hộp xinh xắn giữ lại những mảnh giấy ghi những lời khen ngợi để bạn và con có thể thường xuyên đọc cho nhau nghe.
  • Khi con bạn cố gắng làm một điều gì đó hữu ích nhưng không may phạm sai lầm, bạn hãy nói với con rằng bạn hiểu ý tốt của con.

 

3. Ngôn ngữ yêu thương thứ ba: thời gian chia sẻ

Dưới đây là một số gợi ý về ngôn ngữ tình yêu thời gian chia sẻ mà bạn có thể áp dụng. Có thể con bạn sẽ thích thú với những hành động mới mẻ này.

  • Thay vì dành thời gian chơi với con sau khi bạn làm xong việc nhà, hãy đề nghị con cùng tham gia những hoạt động hàng ngày như giặt giũ, mua sắm hay dọn dẹp nhà cửa. Có thể việc này sẽ làm bạn mất nhiều thời gian hơn nhưng bù lại, bạn sẽ có thời gian ở bên con trong khi vẫn làm được việc nhà.
  • Dừng hẳn việc bạn đang làm để tập trung vào con khi con nói với bạn điều gì đó quan trọng.
  • Cùng con nấu những món ăn cả hai cùng thích.
  • Cố tìm ra những điều hài hước để cùng cười đùa với con.
  • Đối với trẻ lớn hơn, hãy hướng dẫn con sử dụng máy chụp hình để trẻ ghi lại những khoảnh khắc vui vẻ của cả gia đình.
  • Khi đứa con bé bỏng của bạn cố đưa cho bạn vật gì đó, hãy ngồi xuống và ôm con trong vòng tay âu yếm của bạn.
  • Khuyến khích trẻ nói về những nơi mà trẻ muốn đến thăm và lý do vì sao. Sau đó, hãy tạo bất ngờ thú vị cho con bằn cách thỉnh thoảng đẻ con chọn một trong số những địa điểm đó và lên kế hoạch cho chuyến đi chơi của cả gia đình.
  • Chuyển chương trình tivi bạng đang xem sang kênh mà trẻ thích nhất.
  • Nếu gia đình bạn có đông con, hãy thu xếp thời gian để bạn có thể chăm sóc các con theo cách riên và trọn vẹn nhất. Bạn có thể đưa con đi ăn sáng trước khi con đi học hay cùng con uống sinh tố sau giờ tan học để có thời gian chia sẻ với con.
  • Chuẩn bị món ăn nhẹ và cùng trò chuyện với con về một ngày của con.
  • Đặt cho con những câu hỏi cụ thể vê một ngày của con. Hãy chú ý những câu hỏi của bạn không nên hướng đến dạng mà câu trả lời chỉ là “Có” và “Không”
  • Khi đưa con đi chơi công viên, hãy dành thời gian chơi với con thay vì chỉ ngồi xem con chơi đùa một mình.
  • Hãy hướng con vào những hoạt động giải trí mang tính nghệ thuật như ca hát hay vẽ tranh.
  • Lên lịch hẹn thật cụ thể với từng đứa con của bạn. Đưa kế hoạch này vào thời gian biểu của bạn và đừng để những kế hoạch khác xen ngang.
  • Tạo cho con những bất ngờ thú vị bằng cách tặng con vé chơi trò chơi hay tổ chức các buổi dã ngoại, chơi thể tha, đi mua sắm… Hãy ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ đó bằng hình chụp hoặc quay phim để trẻ có thể xem lại khi lớn lên.
  • Nếu điều kiện cho phép, hãy đưa con đến nơi làm việc của bạn một đôi lần, gới thiệu con với đồng nghiệp của bạn và sau đó đưa con đi ăn cơm trưa với bạn.
  • Dành một nơi đặc biệt trong nhà để cho con chơi đùa, chẳng hạn bạn có thể biến một góc phòng thành “lâu đài”.
  • Giúp con dựng lều cắm trại trong sân nhà dù chỉ là một cái lều nhỏ. Trang trí thêm đèn điện và nấ những món ăn đặc biệt để tạo không khí cắm trại thực sự.
  • Biến các dịp họp mặt đông đủ các thành viên trong gia đình thành những buổi sinh hoạt chung thay vì tách rời hoạt động của cha mẹ và con cái.
  • Thỉnh thoảng cả nhà cùng đi bộ hay đạp xe cùng nhau. Tận dụng mọi cơ hội để chơi đùa cùng con như tập thể dục hay chơi thể thao.
  • Tạo mọi điều kiện để cả nhà có được bữa ăn cùng nhau. Nhiều gia đình hiếm khi ăn chung hoặc vừa ăn vừa xem tivi. Trong khi đó, đây lại chính là dịp để bố mẹ và con cái trò chuyện cùng nhau, cùng chia sẻ với nhau về những việc xảy ra trong ngày.
  • Dành thời gian trò chuyện với con trước giờ con đi ngủ, chẳng hạn như đọc truyện cho con nghe, tâm sự về những hoạt động trong ngày.
  • Nếu con bạn lớn, hãy dành thời gian làm bài tập chung với con. Điều này không những giúp trẻ học hành tốt hơn mà còn giúp bạn có thời gian chia sẻ cùng con.
  • Cùng trồng cây với con, điều này đặc biệt có ích đối với những trẻ có xu hướng hướng ngoại. Bạn có thể cùng con trồng ho, trồng rau cải hay sắp xếp lại khu vườn nhà bạn. Những hoạt động này sẽ trở thành kỷ niệm tuyệt vời đối với trẻ.
  • Cùng con tạo những album ảnh lưu niệm để lưu giữ những khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình.
  • Vào những ngày mưa, hãy cùng con xem lại những album ảnh của gia đình. Hãy kể cho nhau nghe nhưng kỷ niệm cũ và cảm xúc của mình khi đó.

 

4. Ngôn ngữ yêu thương thứ tư: quà tặng

Dưới đây là một số gợi ý về việc tặng quà mà bạn có thể áp dụng.

  • Sưu tập những món quà không đắt tiền và gói ghém cẩn thận. Hãy tặng quà cho con khi bạn cảm thấy cần thiết.
  • Chọn lựa những món quà phù hợp với sở thích của con
  • Nấu cho con món ăn mà con thích hoặc dẫn con đi ăn ở nhà hàng đặc biệt.
  • Chuẩn bị sẵn giấy gói quà và những hộp quà đặc biệt để bạn có thể dùng để gói những món quà đơn giản nhất.
  • Khi vắng nhà trong một thời gian, hãy gửi cho con một món quà nhỏ ghi rõ tên con trên đó.
  • Chuẩn bị một túi quà chứa những món quà nhỏ để làm phần thưởng cho con khi trẻ làm được việc tốt.
  • Tìm những món quà đặc biệt phù hợp với con, ghi rõ tên con trên món quà đó. Hãy tặng món quà này cho con khi con gặp khó khăn để khích lệ tinh thần cho con
  • Dành tặng con một bài hát đặc biệt nào đó. Đó có thẻ là bài hát bạn tự sáng tác hay một bài hát mà bạn cảm thấy phù hợp với sở thích và lứa tuổi của con.
  • Tạo trò chơi săn tìm quà theo bản đồ và đưa ra những hướng dẫn cụ thể để giúp con tìm ra món quà.
  • Nếu bạn đi xa vài ngày, hãy để lại cho con một hộp nhỏ đựng món quà đặc biệt kèm ghi chú nói rằng bạn yêu con rất nhiều.
  • Thay vì mua cho con một món quà giá trị trong ngày sinh nhật của con, bạn hãy tổ chức cho con một buổi tiệc sinh nhật ở địa điểm đặc biệt nào đó.
  • Bạn có thể tặng cho con một món quà giữ được lâu, chẳng hạn như cây cối để cả hai cùng chăm sóc hoặc một bàn cờ tướng để cả hai cùng chơi.
  • Làm hoặc mua cho con một chiếc nhẫn hay một vòng đeo cổ đặc biệt.
  • Đối với trẻ nhỏ tuổi hơn, hãy tặng cho con những món quà “thiên thần” như hoa dại, những viên đá ngộ nghĩnh gói trong giấy gói thật đặc biệt.
  • Đến dịp sinh nhạt hay giáng sinh, bạn hãy cùng con đi mua sắm món quà đặc biệt sau khi đã tham khảo ý kiến của con. Món quà đặc biệt này cùng với sự quan tâm của bạn có thể tạo ra một món quà thực sự ý nghĩa đối với con trẻ.
  • Gợi ý cho con về món quà đặc biệt mà em sắp được nhận. Dùng cách đếm ngược thời gian “Chỉ còn bốn ngày nữa là đến ngày con được tặng quà” để tạo cho con thêm niềm hứng khởi.
  • Lập ra bảng danh sách những thành tích mà con bạn có thể đạt được. Tặng cho con một món quà sau khi em thực hiện được một thành tích nào đó.

 

5. Ngôn ngữ yêu thương thứ năm: sự tận tụy

Dưới đây là một số gợi ý dành cho các bậc phụ huynh. Bạn hãy thử chọn trong số những gợi ý này để áp dụng với con bạn.

  • Dạy con chơi một số môn thể thao như bóng đá, bóng chày...
  • Hướng dẫn con làm bài tập
  • Nấu cho con một món ăn ngon khi con phải trải qua một ngày khó khăn.
  • Thay vì bảo con “đi ngủ đi”, hãy nhẹ nhàng bế con vào giường và đắp chăn cho con.
  • Đối với trẻ đã đến tuổi đi học, hãy giúp con chọn quần áo đi học vào buổi sáng khi con thức dậy.
  • Dạy cho con biết tầm quan trọng của việc giúp đỡ người khác thông qua những hoạt động cộng đồng.
  • Hãy chuẩn bị cho con những món đồ chơi mà con thích nhất để trẻ có thể chơi khi thức dậy hoặc đi học về (dĩ nhiên là bạn phải tham gia cùng con).
  • Khi bạn sắp trễ một cuộc hẹn hay buổi họp, hãy giúp con hoàn thành những việc con đang làm để cả hai thu xếp nhanh hơn thay vì để con làm một mình và hối thúc con.
  • Khi con bị ốm, hãy cùng con xem bộ phim con yêu thích, đọc truyện cho con nghe hoặ nấu món ăn bổ dưỡng mà con thích nhất.
  • Giúp con phát triển các mối quan hệ với những người lớn xung quanh để trẻ có thể học hỏi được nhiều lĩnh vực như khiêu vũ, bóng chày, âm nhạc…
  • Chuẩn bị tiệc sinh nhật với những món ăn con thích nhất.
  • Lên danh sách nhưng việc con thích làm cùng với bạn. Thỉnh thoảng hãy thực hiện một trong số chúng một cách bất ngờ.
  • Chuẩn bị một món ăn đặc biệt cho con, chẳng hạn như một chiếc bánh có hình dạng kỳ lạ hoặc có khắc tên con trên đó.
  • Giúp con sửa chữa một món đồ chơi hoặc vật dụng con thích nhất.

 

Phụ lục

1. Cách phát hiện ngôn ngữ tình yêu cơ bản của trẻ
  • Quan sát cách trẻ thể hiện tình yêu đối với bạn
  • Quan sát cách trẻ thể hiện tình yêu
  • Lắng nghe yêu cầu thường xuyên nhất của trẻ
  • Lắng nghe xem trẻ thường than phiền về điều gì nhất
  • Cho con được chọn lựa giữa hai ngôn ngữ tình yêu

 

2. Dùng nhiều lựa chọn để phát hiện ngôn ngữ tình yêu của trẻ

Sự tận tụy “Con muốn mẹ nướng cho con món bánh táo” hay

Thời gian chia sẻ “chúng ta cùng đi dạo trong công viên?

Cử chỉ âu yếm “Con thích bố con ta cùng chơi trò vật lộn” hay

Thời gian chia sẻ “Bố đọc truyện cho con nghe nhé”

Quà tặng “Bố có việc phải ra thành phố trong một vài ngày, con muốn bố mua cho con một món quà” hay

Lời khen ngợi “bố sẽ viết cho con một lá thư vì con là một cậu bé tuyệt vời”

 

Lời khen ngợi “Con có muốn cùng chơi trò chơi này với bố không? Trò chơi của chúng ta sẽ bắt đầu “Bố yêu con vì….” hay

Sự tận tụy “Con muốn bố sửa cho con món đồ chơi bị hỏng”

 

Quà tặng “Sinh nhật sắp tới của con, con muốn được bố mẹ tặng một chiếc xe đạp mới” hay

Thời gian chia sẻ “du lịch cùng bố mẹ”

 

Sự tận tụy “Con muốn bố sửa máy vi tính cho con tối nay” hay

Cử chỉ âu yếm+thời gian chia sẻ “chúng ta cùng chơi bóng rổ”

 

Lời khen ngợi “Khi chúng ta đến thăm bà vào cuối tuần này, con muốn bố kể với bà về thành tích học tập xuất sắc của con trong học kỳ này” hay

Quà tặng “con muốn bố mua cho con một món quà”

 

Thời gian chia sẻ “Con muốn bố mẹ đến xem con biểu diễn văn nghệ” hay

Quà tặng “mua cho con bộ quần áo mới”

 

Quà tặng “Con thích mẹ mua cho con một cái áo khoác mới vào cuối tuần này” hay 

Thời gian chia sẻ “hai mẹ con ta sẽ ở nhà với nhau trong thời gian bố đi công tác”

 

Thời gian chia sẻ “Tối nay chỉ có hai mẹ con ta ở nhà, vậy con muốn hai mẹ con ta đi ra ngoài ăn” hay

Sự tận tụy “mẹ sẽ làm cho con món ăn con thích nhất”

Lời khen ngợi “Khi con nản chí và bố muốn vực dậy tinh thần của con, con thích hành động nào của bố hơn – một là bố sẽ ngồi xuống bên con, nói với con rằng bố yêu con và kể cho con nghe những ưu điểm vượt trội của con” hay 

Cử chỉ âu yếm “Con chỉ muốn bố ôm con thật chặt và nói với con rằng bố luôn ở bên con, con trai à”

3. Trò chơi thể hiện tình yêu thương

Trò chơi “Bố yêu con vì….” là trò chơi mà cha mẹ và con cái có thể thay phiên nhau hoàn thành câu nói đó. Chẳng hạn, bạn có thể nói với con “Bố yêu con vì con có một nụ cười đẹp tuyệt vời”. Con bạn có thể nói “Con yêu bố vì bố thường xuyên đọc truyện cho con nghe”. Bạn lại nói tiếp “Bố yêu con vì con rất yêu thương em trai con”.

Đây là một trò chơi thú vị mà các bận cha mẹ dùng lời khen ngợi để thể hiện tình yêu thương với con và dạy con sử dụng nó với mình. Trò chơi cũng có thể bắt đầu bằng mẫu tự ABC sau cụm từ “vì….”, chẳng hạn như “Bố yêu con vì con ăn nói rất lễ phép với người lớn” được tiếp tục với “Con yêu bố vì bố luôn bênh vực người yếu đuối”…..